Lắp Đặt Sửa Chữa Bảo Dưỡng Máy Giặt Tại Nhà Ở Hà Nội
01:37 | 10-11-2020
Chúng tôi chuyên lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng máy giặt tại nhà ở Hà Nội. Phục vụ 24/7 bất kể ngày hay đêm khi nào có nhu cầu xin liên hệ qua số ► 0933 505 626
content

Lắp Đặt Máy Giặt Chuẩn Kỹ Thuật Và Cách Sử Dụng Máy Giặt Cho Tốt Nhất

Chúng tôi Chuyên dịch vụ lắp đặt bảo dưỡng sửa chữa máy giặt tại nhà ở Hà Nội

Khi cần lắp máy giặt tại nhà xin liên hệ: Dương Anh Vũ ► 0933 505 626

1. Cấu tạo cơ bản của máy giặt lồng đứng, lồng ngang

2. Các bước lắp đặt  máy giặt đúng cách:

Bước 1: Đập hộp máy giặt: đây là bước thích thú nhất, nhưng các bạn chú ý kiểm tra trình trạng sản phẩm và các phụ kiện đi kèm để tránh thất thoát trong quá trình lắp đặt.

Bước 2: Chọn vị trí lắp máy giặt: máy giặt nên được lắp đặt ở trong nhà, nơi thoát nước nhanh, tránh lắp ở ngoài nhà hay vị trí có nước xả trực tiếp xuống máy giặt, hoặc nơi máy giặt có thể bị ngập nước. Lý do bởi các bo mạch bị ẩm ướt lâu ngày có thể gây nên sự hoạt động không ổn định thậm chí cháy bo mạch. Đồng thời vị trí đặt máy cũng nên thật bằng phẳng và ổn định, nếu không tạo nên sự rung lắc cộng tiếng ồn khi sử dụng ở chế độ vắt đặc biệt đối với máy giặt lồng đứng.

Bước 3: Chuyển máy giặt vào vị trí, lắp đặt đường ống nước cấp và nước thoát cho máy giặt

Điểm các bạn cần lưu ý là phải thắt chặt đường ống dẫn nước để tránh rỏ rỉ, thất thoát nước. Hơn nữa, việc kiểm tra áp lực nguồn nước cấp vào xem có đủ mạnh hay không nhằm đảm bảo thời gian cấp nước phù hợp.

Bước 4: Cấp nguồn và kiểm tra chạy thử: ổ cắm điện nên đặt nơi khô ráo, thoáng tránh rò điện gây giật, hay chuột bọ cắn phá, khách hàng cận thận nên lắp atomat chống giật ELCB để đảm bảo an toàn điện hơn trong quá trình sử dụng máy giặt.

Sau cùng, khởi động và kiểm tra chạy thử máy có hoạt động bình thường không? có tiếng động lạ không? nước cấp vào đủ mạnh? Nếu có bất kì sự bất thường hay thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.

Những sai lầm hay gặp khi sử dụng máy giặt

Nhiều người lắp máy giặt trong nhà tắm hoặc ngoài ban công để tiết kiệm diện tích mà không biết có thể khiến máy giặt hoạt đông sai lệch do môi trường quá nóng hoặc quá ẩm thấp.

Lắp đặt

Việc lắp máy ở những những vị trí trên khiến máy dễ hư hỏng vì những nơi này đều có độ ẩm cao, hoặc tiếp xúc mưa nắng nhiều. Để máy ngoài ban công thì bị nắng chiếu trực tiếp, hoặc nước mưa bắn vào, để trong nhà tắm thì ẩm thấp, dễ hỏng máy.

Để máy giặt ở trong bếp cũng không khả thi vì nơi nấu nướng sẽ làm bắn các loại thức ăn, dầu mỡ, gây hư hại vỏ máy. Nên coi máy giặt như một thiết bị điện tử cần được bảo quản, giống như với tủ lạnh hay lò vi sóng, và cần có chỗ đặt khô ráo, thoáng mát trong nhà.

Máy giặt phải được đặt trên một mặt phẳng, các chân máy đều nhau, không cập kênh, không kê sát tường. Nếu không đảm bảo những yếu tố trên máy có thể gây ra tiếng ồn, rung mạnh và dịch chuyển khỏi vị trí kê ban đầu.

Nếu cần phải kê máy lên cao thì nên kê bằng kệ sắt hoặc inox vững chãi, không dùng gỗ hoặc bìa carton.

Các máy giặt hầu như đều có lưới chống chuột, không vì thế mà bạn chủ quan bởi chuột có thể chui vào máy qua đường ống xả nước. Nên có lưới ngay ở chỗ ống xả tiếp giáp với lỗ thoát nước, tránh bị chuột vào trong máy cắn phá dây điện.

Vận hành

Với từng loại quần áo, chăn màn khác nhau, các nhà sản xuất đều có những chế độ giặt riêng. Tuy nhiên nhiều gia đình không quan tâm, cứ gom tất cả quần áo vào một mẻ rồi khởi động chế độ giặt bình thường. Điều này khiến các món đồ dày, mỏng khác nhau nhưng lại có thời gian tiếp xúc với nước, bột giặt giống hệt nhau, kết quả là giặt không sạch.

Nhiều người cho lượng quần áo vào máy giặt có khi lớn hơn cả trọng lượng cho phép của máy. Quần áo cộng thêm lượng nước được đưa vào khiến trục quay của lồng giặt quá tải, không quay được. Lặp đi lặp lại một thời gian sẽ dẫn tới hỏng trục hoặc lệch tâm so với thiết kế ban đầu. Hiệu quả giặt cũng không được đảm bảo vì quần áo có quá ít không gian để quay, đảo, chất bẩn khó được tách ra.

Để tiết kiệm tiền, nhiều người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy. Điều này là không nên vì xà phòng giặt tay sẽ tạo nhiều bọt, trong quá trình giặt có thể khiến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.

Hầu hết máy giặt hiện nay đều có chế độ giặt nước nóng nhưng nếu giặt đồ mỏng như len, lụa... bạn nên để chế độ nước dưới 30 độ, hoặc nước lạnh để đảm bảo vải không bị co. Điều này cũng có nghĩa người dùng nên chọn loại bột giặt có thể tan trong nước lạnh, tránh cho quần áo dính cặn xà phòng khi giặt xong.

Quần áo khi bỏ vào thùng giặt nên được bỏ từng cái, tránh tình trạng áo trong áo ngoài, quần lớn quần bé vẫn lồng vào nhau. Trong trường hợp đó quần áo sẽ khó sạch do bột giặt không thể len lỏi vào sâu bên trong.

Cần tránh để trẻ em ở gần khi máy giặt đang hoạt động, kẻo trẻ nghịch ngợm ấn nút làm ảnh hưởng quá trình giặt.

Mỗi lần giặt xong bạn nên rút dây điện khỏi ổ cắm.

Vệ sinh

Nhiều gia đình giặt quần áo buổi tối trước khi đi ngủ để sáng dậy mới phơi. Điều này hoàn toàn không nên vì quần áo ẩm để lâu trong máy kín khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng.

Mỗi tháng nên chạy máy giặt đôi ba lần với chu trình giặt không quần áo (chạy không tải) để vệ sinh lồng giặt, khi chạy nên để chế độ nước nóng nhất có thể. Nếu lồng giặt có dính bẩn, bạn lấy khăn mềm thấm giấm hoặc baking soda để lau trước khi vận hành chế độ giặt nói trên.

Ngăn chứa nước giặt và nước xả cũng cần tháo ra đánh thường xuyên. Phần lớn các dung dịch giặt sẽ được nước xối xuống lồng nhưng đôi khi bạn vẫn đổ tràn ra rìa, nếu không vệ sinh sẽ dễ gây nấm mốc.

Thường xuyên lau bên ngoài máy giặt để giữ lớp vỏ sạch sẽ, sáng bóng.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách! 

Khi có nhu cầu lắp máy giặt tại nhà xin liên hệ qua số hotline: Dương Anh Vũ ► 0933 505 62

 

end